QUÂN PHỤC ĐẠI LỄ CỦA THỦ ĐỨC

QUÂN PHỤC ĐẠI LỄ CỦA THỦ ĐỨC

HỊCH TRUYỀN

HỊCH TRUYỀN

THÁNG TƯ ÔM HẬN

THÁNG TƯ ÔM HẬN
Thơ VŨ UYÊN GIANG - phổ nhạc Lmst

Thursday, October 15, 2009

Thơ Vũ Uyên Giang

DƯỚI BÓNG CỜ XƯA
(Thân tặng các anh em đã từng thụ huấn SQ Trừ Bị Thủ Đức)

Nhớ thuở nào xưa dưới bóng cờ
Quân hành theo nhịp bước hùng ca
Thao trường tập luyện mồ hôi đổ
Thủ Đức lừng danh một võ khoa

Cư An là phải nhớ Tư Nguy
Một thuở tung hoành chẳng nghĩ suy
Đồi Tăng Nhơn Phú chiều buông xuống
Ra tuyến, đoàn quân cất bước đi

Chập chờn ánh đuốc Vũ Đình Trường
«Qùy Xuống Các Ngươi» rất kỷ cương
Tân khóa sinh qua thời huấn nhục
Alpha cổ áo lại lên đường

Dưới bóng cờ vàng ba sọc đỏ
Chia tay trường mẹ đến muôn phương
Chỗ nào cũng vẫn quê ta đó
Gìn giữ bình an, đẹp phố phường

Ngọn cờ đại nghĩa vẫn tung bay
Anh bạn đồng minh phủi trắng tay
Lén đâm lút cán sau lưng bạn
Bội phản anh em nhục nhã thay

Lưu vong ta vẫn nhớ ngày xưa
Một thuở hiên ngang dưới bóng cờ
Máu của tiền nhân bao kiếp trước
Nghìn năm gìn giữ chẳng phai mờ

VŨ UYÊN GIANG
Castro Valley, Mar. 2, 2008


BÀI HỌA CỦA Cụ HÀ THƯỢNG NHÂN

DƯỚI BÓNG CỜ XƯA


Đỏ vàng ai đứng dưới hàng cờ
Hùng tráng muôn dân hát khúc ca
Cảnh ấy ngày nay không có nữa
Đà thành, Thủ Đức mấy mươi khoa

Bây giờ mới biết đã lâm nguy
Sao những ngày xưa chẳng kịp suy
Mấy triệu dân lành đem đấu tố
Để cho cách mạng lót đường đi

Chỉ có thi đua với lập trường
Tưởng đâu sẽ xóa mọi biên cương
Hóa ra cắt đất và dâng biển
Nhục quá đi thôi những bước đường

Chính nghĩa luôn luôn còn mãi đó
Mỗi ngày mỗi sáng khắp mười phương
Chiều chiều nghe vẳng trong làn gió
Nguyền rủa toàn dân ghét những phường…

Cách mạng tưởng là chắp cánh bay
Giờ đây đã thấy trắng hai tay
Tương tàn huynh đệ bao năm nữa
Ai nhắc dùm nhau chuyện đổi thay

Anh cũng như tôi nhớ thuở xưa
Nhớ khi qùy xuống giữa hàng cờ
Nhớ rằng máu đổ vì Lê Mác
Chuyện ấy làm sao có thể mờ

HÀ THƯỢNG NHÂN
San Jose, Tháng 4/2008


NHỮNG THẰNG BẠN CŨ

(Tặng Đỗ Trọng Linh, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Mạnh Kym, Trần Nhật Hiền, Nguyễn Bình Trị, Nguyễn Đức Tiến, Trịnh Ngọc Đoán, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Minh Tý, Võ Quốc, Tiêu Nhơn Lạc, Lê Đông Hải, Nguyễn Qu1y Đức, Trần Văn Thanh và các bạn cùng Khóa 6/68 Thủ Đức)


Xa cách thời gian bốn chục năm
Bọn ta sống sót được bao thằng?
Rời Trường Thủ Đức khi còn trẻ
Gặp lại nhau đây thỏa nhớ nhung.

Uống cạn cùng tao ly rượu cay
Uống cho thằng bạn chết chưa say
Chiến chinh sát hại bao trai trẻ
Giặc giã cho đời thêm đắng cay

Hỡi Đỗ An Dương! Hỡi bạn bè!
Bao nhiêu thằng chết ở sơn khê?
Về đây gặp lại nhau lần nữa
Cuộc chiến tàn sao tim tái tê?

Xa Tăng Nhơn Phú xa bè bạn
Trăm ngả đời theo tiếng núi sông
Sống sót hào hùng trong lửa đạn
Gặp nhau mang thân phận lưu vong?

Hãy uống cho say mới hết buồn
Cho quên, quên hết mọi đau thương
Uống luôn dăm chén cho thằng chết
Bằng hữu gặp nhau cuối đoạn đường

Những thằng bạn cũ của ta ơi!
Ta chỉ còn nhau ở cuối đời
Một tình chiến hữu từ bao kiếp
Hãy gặp nhau và hãy cứ vui.

Đất nước vẫn là đất nước chung
Bạo quyền chỉ tựa những tên khùng
Huênh hoang khoác lác vì danh lợi
Thủ thuật tung ra bao mánh mung.

Kệ chúng ngủ yên trong dối gian
Bọn ta cương quyết giữ tinh thần
Tuổi già nhưng vững tâm bền chí
Vào trận tuy già cũng vẫn hăng.

Bốn mươi năm trước ở trường xưa
Thủ Đức, bọn ta dưới bóng cờ
Rồi chia trăm hướng đời chinh chiến
Gặp lại nhau đây tuổi đã già.

VŨ UYÊN GIANG
San Jose, Mar. 7th, 2008


BÀI HỌA CỦA CỤ HÀ THƯỢNG NHÂN

Gặp gỡ không hề kể tháng năm
Bây giờ sót lại một hai thằng
A! Trường Thủ Đức ngày xuân cũ
Cứ tưởng thời gian dệt gấm nhung

Cứ tưởng mềm môi chuốc chén cay
Bọn ta nào biết lúc nào say
Thử nghiêng mắt trắng nhìn thiên hạ
Có biết gì không chuyện đắng cay

Là bạn mà sao cứ tưởng bè
Ai ngờ đã rảo khắp sơn khê
Còn ngày tái ngộ còn thương nhớ
Còn xiết bàn tay tới tái tê

Bè bạn người xa người cách trở
Bao giờ về lại dựng non sông
Để nghe tiếng khóc trong đêm tối
Có phải em là gái vị vong?

Có phải rằng ta đã hết buồn
Khi lòng nhớ lại một tình thương
Những thằng bạn chết đầu sông bãi
Có khóc dùm nhau những bước đường

Ta ơi! Nào hỡi bạn bè ơi!
Về lại ôm nhau cuối cuộc đời
Chiến hữu? Phải mày là chiến hữu
Nghe ra ngào ngạt 1 niềm vui

Chung tấm poncho số kiếp chung
May ra tao chửa hóa ra khùng
Nếu mày còn nói câu danh lợi
Còn kể tao nghe những mánh mung

Thời gian ơi nhỉ lại không gian
Ta gọi nhau như đã thất thần
Ta gọi nhau về trong chén rượu,
Để mường tượng lúc vẫn hung hăng

Dẫu nhớ trường xưa nhớ lúc xưa
Khi ta đứng thẳng dưới hàng cờ
Khi mùa chinh chiến đang khai diễn
Có gặp nhau chăng lúc tuổi già ?

HÀ THƯỢNG NHÂN
San Jose, Tháng 4/2008

Wednesday, October 14, 2009

TIỂU SỬ TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC

Việc huấn luyện đơn vị và đào tạo cán bộ cho Quân Lực Việt Nam đặt thuộc lãnh vực yểm trợ cũa các Quân trường Liên Hiệp Pháp. Tuy nhiên, kể từ năm 1946, các Quân trường riêng biệt của Quân đội Việt Nam đựơc dần dần thành lập để mở rộng sự phát triển Quân lực. Tính theo thứ tự thời gian tới khi ngưng chiến, có nhiều Quân trường đã đựơc thành lập và một trong những Quân trường nầy là Trường Sỉ quan Trừ bị Thủ Ðức. Theo quá trình thành hình cũa các Quân trường, khóa Liên Quân Viễn Ðông là một khóa huấn luyện cũa Quân đội Pháp, có khoảng 10 khóa sinh Sĩ quan người Việt, đựơc mở với mục đích tăng thêm sĩ số ngừơi Việt trong Quân đội Pháp, chứ người Pháp chưa có ý định tạo dựng một Quân đội Việt Nam riêng biệt.
Mãi tới cuối năm 1948, Pháp mới thực sự mở Trường Sĩ Quan cho Quân đội Việt Nam. Ðó là Trường Sĩ Quan Huế, nhưng trường nầy lại đựơc khai sanh do sáng kiến cũa ông Phan Van Giáo, đương kim Tổng Trấn Trung Phần, một phần tử rất được Quốc Trưởng Bảo Ðại tin cây, cho mang hàm Trung Tướng để lập Quân đội Quốc gia,, và tạm thời lãnh đạo lực lượng Việt Binh Ðoàn. Lúc đó ông Giáo còn có triển vọng đựơc Quốc Trưởng bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Quốc gia do ông thành lập, với những sáng kiến riêng biệt. Khi lập ra Trường Sĩ quan Huế, ông muốn tạo Trường này làm nơi rèn luyện các cấp chỉ huy cho Quân đội của ông. Nhưng ý kiến cũa ông không được người Pháp chiều theo, họ chỉ muốn Trường này là nơi đào tạo chung cho cả Quân đội, với nhiệm vụ vừa đào tạo các Sĩ quan Trung đội trưởng cho các đơn vị chiến đấu, vừa đào tạo một số huấn luyện viên cho những khóa sau này.
Mùa Thu 1950, nhằm có những Quân Trường đào tạo cán bộ hạ sĩ quan, tại mỗi Quân khu đựơc phép mở một Trường võ bị địa phương. Trường hạ sỉ quan Trung Chánh đào tạo đa số cán bộ cấp nhỏ cho ngành vệ binh Nam Việt. Trừơng Hạ sĩ quan Huế khi mở, thì Trường sĩ quan Huế chuyển về Ðà Lạt cải thành Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt, khai mở khóa thứ ba ngày 1-10-1950. Trường này đựơc mang về Ðà Lạt là do ý kiến của Quốc Trưởng Bảo Ðại. Lúc đó Quốc Trưởng đang ở Ðà Lạt nên muốn Quân Trường chính này được dời về đây, để ông tiện coi sóc. Trường Sĩ quan hiện dịch khi ở Huế đồn trú tại Ðập Ðá và Trường Võ Bi địa phương nhận doanh trại này khi thành lập. Nhưng thực ra hai trường này khác nhau. Trường Võ Bị địa phương có lúc phải dời ra Van Thanh để sửa chữa ngôi Trường ở Ðập Ðá rồi sau lại di trở về.
Trường Võ Bị Nam Ðịnh đã có vinh dự đào tạo khóa 1 Nam Ðịnh vào cuối năm 1951, khi Trường Sĩ quan Trừ bị xây trên đồi Tăng Nhơn Phú quận Thủ Ðức chưa hoàn tất. Tuy nhiên, khóa 1 Thủ Ðức cũng diển ra tại đây, trong những căn nhà lá đựơc dùng tạm thời làm chỗ cho khóa sinh lưu trú. Bởi vậy, khóa 1 trừ bị đã diển ra tại 2 nơi vào cùng ngày 1-10-1951. Các Trường Võ Bị địa phương khi mới thành lập vì còn bị ảnh hưởng bởi Trường Sĩ Quan Huế trước đây nên còn đựơc phép đào tạo cấp Chuẩn úy, nhưng chỉ có 2 khóa đầu, về sau chỉ được đào tạo Hạ Sỉ quan cấp Trung đội trưởng và cấp chuyên môn mà thôi.
Năm 1951, đánh dấu việc động viên, không những động viên các thành phần Sĩ quan và các tư nhân, công tư chức, học sinh, sinh viên; có cấp bằng văn hóa từ Trung học đệ nhất cấp hoặc cấp tương đương trở lên, mà còn động viên các thành phần Hạ Sĩ quan và binh sỉ không có căn bản văn hóa như trên, hay có văn hóa nhưng liệt vào lọai không có sức khỏe chiến đấu. Việc kêu gọi động viên những thành phần Hạ Sĩ quan và binh sĩ đựơc dự trù tới 60.000 người và đựơc chia gọi thành 4 đợt, mỗi đợt 15.000 người : Bắc: 6.000, Trung: 3.000 và Nam: 6.000.
Ðể thâu nhận những phần tử động viên nầy, tại Bắc Việt Trung tâm huấn luyện Bắc Ninh đựơc mở nhưng sau Trung tâm nầy phải bãi bỏ vì không thuận tiện lợi về mặt an ninh. Tại Trung tâm Nam Việt, việc huấn luyện những tân binh động viên đã diễn ra ở thành Mang Cá và Cây Ðiệp. Vấn đề động viên binh sĩ lúc đó chỉ là 1 nhu cầu chính trị, bởi vậy sau 2 tháng thụ huấn, các học viên được thong thả trở về nhà đợi lệnh. Nhưng việc động viên Sĩ quan lại không thế, những phần tử tốt nghiệp Sĩ quan đựơc bổ nhậm ngay tới các đơn vị Liên Hiệp Pháp vừa được Việt hóa, để dần thay thế các cán bộ Pháp. Việc động viên Sỉ quan đã gây nên một vài vụ rắc rối, đó là vụ bãi khóa tại khóa 1 Nam Ðịnh, đựơc cầm dầu bởi 1 số khóa sinh là sinh viên và học sinh phản đói việc nhập ngũ mà họ coi là vô nghĩa. Một số khóa sinh trong đám đó bị bắt giữ nhưng sau lại đựơc đưa vào theo học khóa 1 Thủ Ðức, một số khác đựơc phép thi vào khóa 6 Ðà Lạt. Một vụ rắc rối khác xẩy ra tại khóa 2 Thủ Ðức nhưng đã bị dập tắt ngay.
Trường Sĩ quan trừ bị lúc ấy góp sức vào việc đào tạo các sỉĩquan chuyển môn như Pháo Binh, Trọng Phao, Thiết Giáp, Xa Binh, Truyền Tin, Quân Cụ, Công Binh v.v… Thời gian thụ huấn chia làm 2 giai đọan : Giai đọan bộ binh căn bản và giai đọan chuyên môn. Những khóa sinh nào đựơc chọn theo ngành, sau khi học xong giai đọan bộ binh, sẽ theo giai đọan chuyên môn, và khi đã tốt nghiệp sĩ quan tại Thù Ðức, đựơc gửi đi học tiếp ở các quân trừơng chuyên môn Liên Hiệp Pháp. Còn những sĩ quan tốt nghiệp thuần túy bộ binh đựơc gởi ngay tới các đơn vị để phục vụ.
Ðể đáp ứng cho nhu cầu Việt hóa cuộc chiến tranh, tới cuối năm 1953, việc đào tạo các cán bộ sĩ quan có phần gấp rút, và đăc biệt đã đặt trọng tâm vào trường Thủ Ðức. Trường nầy đang từ sự thu nạp thông thừơng 500 khóa sinh mỗi khóa, đã phải tăng lên 1.000 cho mỗi khóa. Với sự gia tăng số lượng khóa sinh nầy, giường bố đã phải thay bằng giường tăng, các khóa sinh thụ huấn đã phải sống trong một hòan cảnh chật chội quá đáng. Thế nhưng sự gia tăng nầy vẫn chưa đũ, do đó những khóa sĩ quan trừ bị phụ đựơc mở thêm
Tại trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt, để kịp thời cung cấp cán bộ cần thiết cho quân đội. Do nhu cầu này mà ngày nay các sĩ quan trừ bị đã nắm giữ những mấu chốt quan trọng hầu hết các ngành hoạt động quân đội, bởi vì khối lượng sĩ quan trừ bị đông hơn sĩ quan hiện dịch, khối lượng nầy lại có nhiều khả năng, và sợ vì cuộc chiến kéo dài nên đã phục vụ vĩnh viễn cho binh nghiệp. Việc đào tạo qua ngả động viên đã 1 phần nào làm thay đổi bản chất cũa quân đội, đang từ tính cách thân binh sang tính cách quốc gia, bởi vì các thành phần động viên có mặt trong quân đội tiêu biểu cho mọi giới quần chủng của quốc gia.
Ðầu năm 1955 quân đội chỉ còn có những quân trường chính mà Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức là một trong những quân trường này. Trong thời gian này Trường sĩ quan trừ bị Thủ Ðức phải tạm thời đảm nhiệm các chuyên khoa : Bộ binh, Thiết giáp, Pháo binh, Công binh, Truyền tin, Quân cụ, Thông vận binh ( tức là xa binh ) và Quân chinh, nên vào năm 1957 cải thành Liên Trừơng Võ Khoa Thủ Ðức.
Sau này các trường chuyên môn trong Liên trường Võ Khoa Thủ Ðức lại tách riêng ra và di chuyển đến các địa đỉểm khác và Trường Thủ Ðức lại được cải danh thành Trường Bộ Binh và chỉ thuần túy đào tạo các sĩ quan bộ binh. Ngoài ra trường Bộ Binh còn đặc trách huấn luyện các khóa Ðại Ðội Trưởng và Tiểu Ðòan Trưởng.
Ðến đầu năm 1974 thì Trường Bộ Binh được dời lên Long Thành,(Trại của Quân Ðội Thái Lan cũ) cho đến đầu tháng 4 năm 1975 thì di tản trở lại Thủ Ðức và ở đây cho đến ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975. Khóa cuối cùng của Trường Bộ Binh Thủ Ðức là Khóa 3/75.
( Sách tham Khảo : QUÂN SỬ 4 CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ)

TRƯỜNG SĨ QUAN TRỪ BỊ THỦ ÐỨC


Ngày 5-6-1948, do Hiệp Ứơc Vịnh Hạ Long, Tòan quyền Pháp Bollaert đã cử Cựu Hòang Bảo Ðại làm Quốc Trưởng và thừa nhận Việt Nam là một Quốc gia Ðộc lập trong Khối Liên Hiệp Pháp.
Một năm sau, vào ngày 8-3-1949, Quốc Trưởng Bảo Ðại ký Hiệp Ứơc Elysee với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Theo hiệp ước đó, Pháp sẽ xây dựng cho Việt Nam một Quân đội Quốc Gia. Do đó, ngày 8-3-1949 là khởi điểm cho việc thành lập Quân Ðội Quóc Gia và các trường đào tạo Sĩ Quan, các Trung tâm huấn luyện Hạ SỉĩQuan, binh sĩ cho Quân Ðội Quốc Gia. Trường đào tạo Sĩ Quan Võ Bị Huế dành cho các HSQ đã phục vụ trong quân đội Pháp, khai giảng đầu tiên vào năm 1949 và đã đào tạo ra các sĩ quan như các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Ðặng Văn Quang…….là những người đã góp phần lãnh đạo nước Việt Nam trong nhiều thập niên.
Ngày 23-12-1950, Việt Nam, Pháp và Hoa Kỳ ký hiệp định hỗ tương, phòng thủ và viện trợ. Cùng ngày đó, Nghị Ðịnh thành lập Trường Sỉ Quan Trừ Bị Thủ Ðức ở miền Nam, và trường Sỉ Quan Nam Ðịnh ở miền Bắc đựơc ban hành. Trường Sỉ Quan Trừ Bị Nam Ðỉnh chỉ đào tạo đựơc 1 khóa rồi đóng cửa. Riêng Trường SQTB Thủ Ðức khai giảng khóa đầu tiên năm 1951 và kéo dài đến ngày 30-4-1975. Trong thời gian 25 năm đó, trường đã đào tạo hơn 55.000 Sỉ Quan cho Quân Ðội Quốc Gia thuộc đủ mọi Quân chủng như Bộ Binh, Hải Quân, Không Quân và thuộc đủ mọi Binh chủng như Pháo Binh, Quân Cụ, Truyền Tin……..Theo hiệp định hỗ tương, phòng thủ và viện trợ, năm 1950 đến 1954, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Việt Nam một ngân khỏan 2 tỉ Mỹ kim để trang bị vũ khí và huấn luyện cho Quân Ðội Quốc Gia. Cùng trong thời gian từ 1951 đến 1954, trường đã được chỉ huy bởi các Sĩ Quan và Huấn Luyện Viên người Pháp. Bắt đầu từ năm 1955, trường đã được chỉ huy bởi các Sỉ Quan và các Huấn Luyện Viên đều là Sĩ quan Việt Nam.
Suốt 25 năm có mặt, trường Thủ Ðức đã đào tạo hơn 55 ngàn Sĩ Quan, thì giai đọan III ( nhất là sau lệnh Tổng Ðộng Viên ) đã chiếm đến gần 50 ngàn Sĩ Quan để có đủ số Sĩ Quan cần thiết cung ứng việc chỉ huy cho 1 triệu quân…. Và tính đến ngày mất nước, đã có khỏang 5.000 Sĩ Quan đã hy sinh vì tổ quốc trên các chiến trường. Theo truyền thuyết nghe đựơc ở trường Bộ Binh Thủ Ðức, thì những đứa con thân yêu ấy đã trở về với Mẹ, trên mặt tượng của Trung Nghĩa Ðài có hiện thêm một đường kẽ nứt !
Sau ngày 30-4-1975, Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Ðức, đựơc một nhóm anh em có thành tâm thiện chí thiết lập lại lần đầu tiên vào tháng 12-1985 tại Houston, Texas, và cứ 2 năm họp một lần.
(Trich trong QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ TRONG CƠN BÃO LỦA cuả Phạm Phong Dinh)
_________________________________________________
HẸN VỀ

Ngày đi lòng đã hẹn về
Đời như giông bão cuốn thề bay xa
Tủi cho một kiếp ngựa què
Tiếc thân phiêu bạt phai nhoà ước mơ
Xứ người, cười nói vu vơ
Tim đau, lòng vẫn nhớ thù hận xưa
Xuôi giòng cơm áo mịt mờ
Đêm đêm thức giấc vẫn ngờ ngục gông

VŨ UYÊN GIANG
Chicago, Illinois 1990
TRÁNG SĨ

Tráng sĩ hề mềm môi rượu cay
Bao năm mài kiếm dưới trăng gầy
Thù trả chưa xong đầu đã bạc
Nỗi buồn sâu kín tới hôm nay

Ánh trăng bàng bạc ánh trăng loang
Khép nép xiêm y cung Quảng hàn
Chén rượu quan hà chưa kịp uống
Đau lòng cố quốc vẫn mang mang

Cuộc chiến tàn sao nghe xót xa
Mang thân bại trận tủi đời ta
Tráng sĩ bó tay nhìn thế sự
Ngậm ngùi thân hổ nhớ rừng xưa

Sầu hận mang theo đến cuối đời
Rượu cay uống mãi chẳng mềm môi
Thấp cao nghiêng ngả cơn say tỉnh
Tráng sĩ ngày xưa đã hết thời

VŨ UYÊN GIANG
Castro Valley, July 10, 2008
KIẾM CUNG

Tráng sĩ hề vai mang kiếm cung
Túi thơ, bầu rượu nét ngang tàng
Tuốt gươm trừ bạo thời tao loạn
Khiếp đởm kinh hồn lũ sói lang

Đất khách cờ tàn nợ áo cơm
Còng lưng vất vả, kiếm cung cùn
Đêm nằm tủi nhục thân phiêu bạt
Thầm tiếc bao đêm thuở vẫy vùng

Mái tóc bạc phơ nhớ thuở xưa
Tung hoành trận mạc chiến trường xa
Nhung y bạc phếch màu sương gió
Hào khí còn đâu kiếp ngựa già?

Cung kiếm xưa đành hổ thẹn thôi
Chong đèn tiếc nuối thuở xa xôi
Giòng lệ lăn dài trên khoé mắt
Đêm đêm thầm tiếc tuổi đôi mươi.

VŨ UYÊN GIANG
Castro Valley, July 10, 2008